Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011

Đặc trưng của Dân Số Lâm Đồng

1. Chia dân số theo địa giới hành chính:
Dân số Lâm Đồng có sự gia tăng khá nhanh. Năm 1936- 1937 dân số tỉnh Đồng Nai Thượng chỉ có 60.000 người, đến năm 1950 có 86.259, năm 1975 có 326.5 14 người, năm 1979 có 388.256 người năm 1989 đã tăng lên 639.226 người và đến l-l0.1997 là 913.987 người. Sự phân bố dân số theo các vùng lãnh thổ cũng có nhiều thay đổi. Năm 1979, Lâm Đồng có l thành phố và 6 huyện; đến nay là 9 huyện, một thị xã, một thành phố, dân số phân bố theo các vùng không đồng đều, do rất nhiều yếu tố chi phối.
Năm l979, thành phố Đà Lạt có dân số là 91.937 người và là thành phố đông dân nhất tỉnh Lâm Đồng, chiếm gần một phần tư dân số toàn tỉnh, mật độ dân số là 220 người/km2. Các huyện có dân số đông sau Đà Lạt là Đức Trọng với 82.469 người, chiếm 20% dân số toàn tỉnh. Huyện có dân số ít nhất huyện Lạc Dương với 14.676 người, chiếm 3,8% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số chỉ có 8 người/km2.
Đến năm 1989, thứ bậc dân số nói trên đã thay đổi chủ yếu do tăng cơ học. Huyện Bảo Lộc có điều kiện làm ăn nên đã thu hút nhiều người đến lập nghiệp; dân số đứng hàng đầu trong tỉnh (năm 1989 là 128.587 người, chiếm hơn 20% dân số toàn tỉnh), tốc độ tăng dân số thời kỳ 1979- 1989 là 66%. Đà Lạt đứng thứ 2 với dân số l 15.959 người, chiếm 18% dân số toàn tỉnh, tốc độ tăng dân số 1979- 1989 là 26%. Nguyên nhân của sự tăng chậm này là tốc độ phát triển kinh tế của Đà Lạt chưa tương xứng với tiềm năng (gần đây có khá hơn). Dân nơi khác đến Đà Lạt lập nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ vì làm ăn khó và việc nhập khẩu vào thành phố hạn. chế chặt chẽ hơn. Ngoài ra một bộ phận dân Đà Lạt chuyển đi các huyện trong tỉnh và các tỉnh khác và có một bộ phận nhỏ di chuyển ra nước ngoài. Qua lO năm dân số Đơn Dương tăng rất chậm, do cắt bớt một số xã sang Đức Trọng; còn huyện Đức Trọng lại tách thành 2 huyện là Đức Trọng và Lâm Hà.
Năm 1979 dân số huyện Đạ Huoai có 18.361 người, chiếm 4,7% dân số toàn tỉnh, nay chia thành 3 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Năm 1989 dân số 3 huyện này đã lên đến 82.471 người, bằng 4,5 lần so với năm 1979, chiếm 12,9% dân số toàn tỉnh, do tăng cơ học lớn, chủ yếu là sự chuyển dân từ một số tỉnh như Cao Bằng, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tây, Hòa Bình, Bình Định, Quảng Ngãi... vào theo kế hoạch và một bộ phận khá lớn là di dân tự do.
Cơ cấu dân số giữa thành thị và nông thôn cũng thay đổi theo hướng mở rộng khu vực thành thị và thu hẹp khu vực nông thôn. Năm 1979, dân số thành thị ở Lâm Đồng chiếm 25,94%, đến năm 1989 đã tăng lên chiếm 34,2% trong dân số toàn tỉnh.
2. Dân số chia theo loại hộ
Trong tổng điều tra dân số năm 1989 đã xác định đơn vị điều tra là hộ gia đình và hộ tập thể. Dân số thuộc hộ tập thể chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dân số, tỷ trọng này của cả nước là 3,04%, còn ở Lâm Đồng chỉ có l,62%, chủ yếu tập trung ở những vùng có nhiều cơ quan, xí nghiệp của nhà nước như thành phố Đà Lạt, dân số hộ tập thể chiếm 2,4% và huyện Bảo Lộc là 2,2%. Gần đây, loại hộ tập thể chỉ là cá biệt.
Hộ gia đình là loại hộ cơ bản của dân số, năm 1979 Lâm Đồng có 66.653 hộ gia đình với số người 366.760 người, bình quân mỗi hộ là 5,5 người. Năm 1989 số hộ đã tăng lên đến 123.055 hộ. Nhưng số người bình quân mỗi hộ đã giảm xuống còn 5,l người, tuy nhiên so với toàn quốc thì số người bình quân mỗi hộ ở Lâm Đồng vẫn còn cao (toàn quốc là 4,8 người/hộ). Loại hộ gia đình 3-6 người/hộ chiếm 61,3 l%. Hộ có 7 người gần l0% và đặc biệt là hộ từ l0 người trở lên cũng chiếm gần 5%,trong khi toàn quốc loại hộ này chỉ chiếm 3,36%. Các loại hộ đông người (7 người trở lên) tập trung nhiều ở khu vực nông thôn, nhất là các vùng dân tộc ít người (Số hộ từ 7 người toàn tỉnh có 3l.807 hộ, chiếm 25,86% tổng số hộ gia đình, thì khu vực nông thôn đã có 21.388 hộ, chiếm 67,24%).
3. cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi
Cùng với sự gia tăng dân số thì cơ cấu giới tính của dân số cũng có nhiều thay đổi. Tỷ lệ nam-nữ biểu thị số lượng nam trên l00 nữ trong dân số, tỷ lệ này ở cả nước cũng như ở Lâm Đồng đều nhỏ hơn l00, nữ giới đông hơn nam giới. Năm 1979, tỷ lệ nam nữ ở Lâm Đồng là 92,86% đến năm 1989 đã tăng lên 98.35%. Nguyên nhân vì sau chiến tranh tỷ lệ chết của nam giảm xuống. Mặt khác, sự di dân nhiều tỉnh đến Lâm Đồng có lượng lao động nam nhiều hơn nữ. Tỷ lệ nam- nữ ở Lâm Đồng đạt 98,3% cao hơn tỷ lệ toàn quốc (94,7% ở năm 1989).
Cơ cấu dân số theo giới tính cũng có sự khác nhau ở các độ tuổi các nhóm tuổi trẻ, tỷ lệ nam cao hơn nữ là từ 4 đến 7%, ở đây chủ yếu do tác động của tỷ lệ sinh. Trong toàn quốc từ độ tuổi 17 trở lên tỷ lệ nam so với nữ đã giảm mạnh, nhưng ở Lâm Đồng đến độ tuổi 20 mới bắt đầu giảm xuống cũng như cả nước, ở Lâm Đồng độ tuổi càng tăng lên thì tỷ lệ nam so với nữ càng thấp tức tỷ lệ chết của nam cao hơn của nữ. Nhưng xét riêng nam giới thì tỷ lệ chết ở Lâm Đồng so cả nước thì thấp hơn, chẳng hạn ở độ tuổi 80 trở lên thì tỷ lệ nam so với nữ ở Lâm Đồng là 71 nam trên 100 nữ, trong khi đó tỷ lệ này của cả nước chỉ có 42 nam trên l00 nữ. Như vậy ở Lâm Đồng có tỷ lệ nam ở độ tuổi già cao hơn nhiều so'với cả nước.
Phân bố dân số theo nhóm tuổi ở Lâm Đồng cũng tuân theo qui luật chung về nhân khẩu học, tức là độ tuổi càng tăng thì dân số giảm dần. Từ 0 - 4 tuổi chiếm 15,84 % dân số cả tỉnh (cả nước tỷ trọng này là 14,l l) tức mức độ sinh ở Lâm Đồng cao với cả nước. Số dân từ 0-14 tuổi chủ yếu chịu tác động của yếu tố sinh và chết, tỷ trọng có giảm dần nhưng với mức độ chậm. Từ độ tuổi 15 trở lên, chịu tác động lớn của yếu tố di chuyển. Trong cả nước tỷ trọng của các nhóm tuổi từ 15 trở lên giảm khá nhanh, nhưng ở Lâm Đồng mức độ giảm rất chậm cho đến độ tuổi 34; nguyên nhân là do người dì chuyển đến Lâm Đồng tập trung nhiều ở độ tuổi này. Từ độ tuổi 35 trở lên đã bắt đầu giảm nhanh chỉ còn 0,9%, ở độ tuổi 70-74 chỉ còn 0,05%, ở độ tuổi 85 trở lên, ở các tuổi cao chịu sự tác động của mức độ chết lớn.
Từ các số liệu dân số theo độ tuổi có thể tìm ra tỷ lệ sống phụ thuộc với giả thiết là trẻ em dưới 15 tuổi và người già từ 60 trở lên thường phụ thuộc vào những người ở độ tuổi 15-59. Trong thực tế không phải tất cả mọi người trong độ tuổi lao động đều có việc làm và ngược lại cũng không phải tất cả mọi người ngoài độ tuổi lao động đều phải sống nhờ. Từ năm 1979 đến năm 1989, tỷ lệ sống phụ thuộc ở Lâm Đồng giảm rất nhanh: năm 1979 có l05 trẻ con và người già sống phụ thuộc vào l00 người có độ tuổi 15-59, thì năm 1989 tỷ lệ này chỉ có 84/100; trong đó tỷ lệ sống phụ thuộc của trẻ giảm nhiều từ 93/100 (năm 1979) còn 74/100 (năm 1989) chủ yếu là do tỷ lệ sinh có xu hướng giảm dần.
4. Kết hôn
Kết hôn là một đặc trưng phổ biến của dân số học như chưa vợ, chưa chồng, ly hôn và ly thân.
Vào thời điểm điều tra ở Lâm Đồng dân số từ 15 tuổi trở lên có 34,03% chưa bao giờ kết hôn và có đến 58,6% đang có vợ hoặc chồng. Lâm Đồng tuy cũng là một tỉnh tây nguyên nhưng tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chưa bao giờ kết hôn ở Lâm Đồng cao hơn (Gia Lai-Korltum là 26,23%, Đắc Lắc là 29,75%); đó cũng là một tiến bộ về vấn đề hôn nhân ở Lâm Đồng.
Số phụ nữ ở Lâm Đồng hiện đang có chồng là l 13.846 người, trong khi đó số nam giới hiện đang có vợ lại chỉ có l l02 14 người; điều này có thể giải thích là một phần do hiện tương tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nam. Tình trạng hôn nhân của nam và nữ có sự khác biệt khá lớn và có tính đặc trưng theo từng độ tuổi. Tỷ lệ đã từng kết hôn của nữ cao hơn nam trong độ 15-29 tuổi, từ 30 tuổi trở lên thì tỷ trọng phụ nữ không chồng cao hơn tỷ trọng không vợ của nam, do tỉ trọng kết hôn lại ở đàn ông cao hơn ở đàn bà
5. Mức độ sinh
Để đánh giá mức độ sinh của phụ nữ từ 15-49 tuổi có thể dùng cách chia số sinh cho số phụ nữ của từng nhóm tuổi, ta có tỷ lệ sinh. Nếu tính cho suốt thời kỳ sinh đẻ (15-49 tuổi) sẽ được tỷ lệ sinh tổng cộng. Qua kết quả điều tra năm 1989, tỷ lệ sinh tổng cộng của toàn quốc là gần 4 con. Còn ở Lâm Đồng là 5 con, là một trong những tỉnh có tỷ lệ sinh tổng cộng cao nhất nước: bằng 120% so với toàn quốc. So sánh với các tỉnh lân cận, thì 3 tỉnh Tây nguyên đền nằm trong nhóm tỷ lệ sinh cao nhất nước, Các tỉnh phía Nam hầu hết đều có tỷ lệ sinh thấp hơn Lâm Đồng như : Đồng Nai có tỷ lệ sinh so với toàn quốc bằng 110-119%, Sông Bé từ l00-l09%. Thành phố Hồ Chí Minh dưới 80% là nhóm có tỷ lệ sinh tổng cộng thấp nhất nước (3 con).
Mức độ sinh theo từng độ tuổi của phụ nữ được đánh giá qua số con đã sinh tính trung bình qua các cuộc điêu tra mẫu:
SỐ CON ĐÃ SINH TRUNG BÌNH CỦA PHỤ NỮ LÂM ĐỒNG NĂM 1989
Nhóm tuổi
Toàn tỉnh
Thành thị
Nông thôn
15-19
0,03
0,OI
0,05
20-24
0,57
0,40
0,79
30-34
2,76
2,32
3,34
35-39
3,93
3,46
4,53
40-44
4,85
4,45
5,34
45-49
5,60
5,35
5,85
Biểu trên cho thấy ở Lâm Đồng đã giảm trong những năm gần đây mức độ sinh ở nông thôn cao hơn thành thị khá nhiều. Xu hướng đó càng rõ khi so với nông thôn thì thành thị có trình độ kinh tế- xã hội và dân trí ngày càng được nâng cao, công tác dân số kếhoạch- gia đình ngày càng được quan tâm.
6. Mức độ chết
Điều tra dân số năm 1989 cho thấy tuổi của các bà mẹ càng tăng thì tuổi trung bình của con họ càng lớn và số con chết có tỷ trọng càng cao. Ở nhóm người mẹ từ 15-29 tuổi thì tỷ lệ số con chết so với số đã sinh chiếm dưới 5% còn ở độ tuổi từ 30 trở lên tỷ lệ này tăng dần từ 6 đến hơn 9%. Nghĩa là tương đương so với toàn quốc Điều này chứng tỏ Lâm Đồng có những tiến bộ đáng kể trong việc bảo vệ sức khỏe ban đầu của nhân dân. Tuy vậy vùng- nông thôn và vùng đồng bào dân tộc ít người, mức độ chết cá biệt còn rất cao: tỷ lệ số con chết so số con đã sinh ở thành thị là 4,92%, thì ở nông thôn là 8,94%; ở người Kinh là 5,77% còn ở dân tộc ít người thì tỷ lệ này cao gấp 2 lần (12,57%). Những năm gần đây, do tỷ suất sinh giảm, công tác y tế được quan tâm đầu tư, kinh tế xã hội phát triển, tỷ lệ này được giảm gần 0,7% năm, có vùng giảm rõ rệt. 
So với các tỉnh lân cận thì mức độ chết ở Lâm Đồng và Đắc Lắc là xấp xỉ nhau và thấp hơn Gia Lai-Kontum hơn 20%, cao hơn Đồng Nai hơn 10% và cao hơn thành phố Hồ Chí Minh hơn 20% (thuộc nhóm tỉnh có mức độ chết thấp nhất nước). Tỷ lệ chết 1994: 4,3l 0/00; 1995: 4,ll 0/00; 1996: 4, 180/00 ; 1997: 4,70/00
7. Tỷ lệ tăng tự nhiên
Về số dân của Lâm Đồng tuy giảm qua các năm nhưng vẫn còn cao do mức độ sinh cao (thuộc nhóm cao so cả nước) và mức độ chết đã phần nào được hạn chế (xấp xỉ so toàn quốc). Kết quả điều tra tỷ lệ tăng tự nhiên ở Lâm Đồng năm 1979 là 29,80/00, năm 1989 là 23,30/00, năm 1995 là 19,70/00, 1996 là 21,680/00, năm 1997: 19,2 0/00.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở Lâm Đồng tuy hàng năm đều có giảm, nhưng chậm do điều kiện miền núi, dân nông thôn chiếm tỷ trọng lớn và dân tộc thiểu số nhiều, việc hạ thấp tỷ lệ tăng dân số gặp rất nhiều khó khăn. Có những vùng hiện nay tỷ lệ tăng tự nhiên còn ở mức 28-30?, thậm chí có nơi còn trên 30?. Gần đây có xu hướng giảm xuống.
TỶ LỆ SINH 1991- 1996
 
1991
1992
1993
1994
1995
1996
Tỷ lệ sinh (0/00)
34
36,9
33,7
29'41
23,8
25,86
8. Di chuyển
Di chuyển dân số là kết quả của việc thay đổi nơi thường trú.
Trong thời kỳ 1984- 1989, việc thực hiện phân bố lại dân số diễn ra trong cả nước. Lâm Đồng là một trong những vùng đất rộng, người thưa, có những thuận lợi về khí hậu, tiềm năng kinh tế, nhiều nhất là kinh tế nông nghiệp,... nên số người từ các tỉnh khác đến khá lớn. Trong 5 năm đó số người di chuyển đến Lâm Đồng là 91.679 người. Thời kỳ 1990- 1997 là khoảng 150.000 người. Trorlg khi số người di chuyển ra Lâm Đồng chỉ có 10.817 người. Như vậy, sự gia tăng dân số ở Lâm Đồng do biến động cơ học trong vòng 5 năm là 80.862 người. Tỷ lệ di chuyển thuần túy của Lâm Đồng là 144,2% và là tỉnh có tỷ lệ chuyển đến cao thứ 2 so cả nước sau Đắk Lắk (198,7%)...
9. Tình trạng biết đọc biết viết
Số người không biết chữ ở Lâm Đồng vẫn còn nhiều (năm 1979 có 65.574 người). Tuy vậy tỷ lệ biết đọc, biết viết trong vòng 10 năm 1979- 1989 tăng lên từ 79,43% lên 84,22%. Nhờ tình hình giáo dục đã được cải thiện, nhưng với đặc điểm là tỉnh miền núi, nông thôn dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn nên việc thu hẹp tỷ lệ không biết chữ chỉ có 49, 14% , so với tỷ lệ không biết chữ của dân số Lâm Đồng cao hơn gần 4% (năm 1989). Tuy nhiên nếu so với các tỉnh Tây nguyên thì tỷ lệ người biết chữ ở Lâm Đồng còn khá hơn : năm 1989 ở Đắc Lắc tỷ lệ người biết chữ là 77,35%, Gia Lai Kontum là 55,66%.
Giống như cả nước tỷ lệ biết đọc, biết viết ở Lâm Đồng được nâng dần theo thời gian, những người 65 tuổi trở lên là 41,08%; từ 60-64 tuổi là 58,63%, độ tuổi càng trẻ tỷ lệ này càng tăng và khá ổn định. Từ 34 trở xuống với tỷ lệ này đạt trên 90%. Giữa nam và nữ có sự khác nhau về tình trạng biết đọc, biết viết và có xu hướng thu hẹp dần song còn chậm. Năm 1979 tỷ lệ biết đọc, biết viết của nam là 84,17%, của nữ là 75,14%, năm 1989 của nam là 88,53% và của nữ là 80,03%. Giữa thành thị và nông thôn cũng có sự khác biệt. Tỷ lệ biết đọc, biết viết của dân số thành thị là 91,56% còn nông thôn chỉ là 77,58%.
Nguyên nhân tỷ lệ dân số biết đọc, biết viết của Lâm Đồng tăng liên tục là do các thế hệ trẻ lần lượt thay thế cho các thế hệ già, mặt khác do tác động của đô thị hóa ngày càng cao.
Theo điều tra mẫu, đến năm 1996, do công tác xóa mù chữ được tăng cường, tỷ lệ người mù chữ có giảm nhưng vẫn còn cao. Điều tra mẫu đa mục tiêu tìm thấy tỷ lệ đó ở thành thị là lO,89%, ở nông thôn là 14, l%.
Giáo dục và trình độ văn hóa
(mẫu năm 1996)
 
ĐVT
Chung cả tỉnh
Chia ra
Thành thị
Nông thôn
1. Tổng số người từ 10 tuổi trở lên
Người
2.968
1.230
1.738
2. Số người từ 10 tuổi trở lén biết chữ
Người
2.589
l.096
l.493
Trong đó:  - Cấp l
Người
l.367
396
971
                   - Cấp II
Người
l.120
467
653
                     - Cấp III
Người
247
160
87
3. Tỷ lệ người mù chữ từ 10 tuổi trở lên
%
12,76
lO,09
14,09
10. Trình độ văn hóa
Trình độ văn hóa của dân cư từ 10 tuổi trở lên ở Lâm Đồng từ 1979 đến nay được nâng cao rõ rệt. Đồng thời số người có trình độ cao đẳng, đại học cũng tăng lên nhanh, từ l,52% lên 4,43% cho thấy công tác giáo dục, đào tạo có nhiều tiến bộ trong giai đoạn 1979- 1989. Nhưng mặt khác cũng cần thấy rõ là tỷ lệ số người có trình độ cao đẳng và đại học trở lên vẫn còn thấp so với dân số. Mặc dù ở Lâm Đồng tỷ lệ này cao hơn các tỉnh khác của Tây Nguyên từ 0,5 - l,6% nhưng so với thành phố Hồ Chí Minh thì còn thấp thua xa.
Trình độ văn hóa giữa nam và nữ có sự cách biệt khá lớn, tỷ lệ người đã từng đến trường nam giới cao hơn nữ giới. Sự cách biệt này đang được thu hẹp dần. Năm 1979, số người đã và đang học phổ thông của nam giới là 79,92%, còn ở nữ giới chỉ là 69,82%, đến năm 1989 tỷ lệ này của nam giới là 83, 12% và của nữ giới là 8 l%.
Tỷ lệ đến trường theo từng độ tuổi của nam và nữ cũng có sự khác nhau. Từ 5-9 tuổi, tỷ lệ đó xấp xỉ nhau. Nam là 60,4%, nữ là 60,49%. Đến độ tuổi 10-14 đã có sự chênh lệch, tỷ lệ đi học của nam là 75,69%, của nữ chỉ là 70,12%. Sự chênh lệch này càng thể hiện rõ hơn ở độ tuổi từ 15-19, tỷ lệ đi học ở nam là 24,35%, ở nữ là 19,3 l%. Tuổi càng tăng thì tỷ lệ đi học của phụ nữ giảm dần.
Dân nông thôn đi học ít hơn so với thành thị. Số người từ 5 tuổi trở lên, hiện đang đến trường ở thành thị chiếm tỷ lệ 24,92%, nhưng ở nông thôn chỉ có 20,86%, sự chênh lệch này càng rõ theo độ tuổi. Ngay ở nhóm 5-9 tuổi đã có chênh lệch: tỷ lệ đến trường thành thị là 69,78% còn nông thôn chỉ có 56,59%. Cũng ở nhóm tuổi trên tỷ lệ đi học trẻ em kinh là 24,87% thì trẻ em dân tộc thiểu số chỉ là 13,83%. Do thành quả giáo dục, tỷ lệ đi học ngày càng cao, có nơi đạt 100%.
11. Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Năm 1989 số người từ 15 tuổi trở lên ở Lâm Đồng có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 33.622 người, chiếm 8,8% dân số đạt xấp xỉ mức toàn quốc (8,9%). Trong đó công nhân kỹ thuật (có bằng và không bằng) chiếm 3,67%, có trình độ trung cấp chiếm 3,22%; còn nhóm cao đẳng, đại học trở lên chỉ chiếm gần 2% dân số. Mấy năm gần đây, các tỷ lệ đó đã tăng dần.
Trong nam giới, số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm l l,3 l% còn ở nữ giới tỷ lệ này chỉ là 6,44%. Đặc biệt trong công nhân kỹ thuật, nam giới chiếm ưu thế với tỷ lệ 5,98% còn nữ giới chỉ chiếm l,5%. Lâm Đồng có nhiều ngành nghề đòi hỏi công nhân kỹ thuật là nam giới như xây dựng, cơ khí sữa chữa, công nghiệp khai thác và chế biến lâm sản... Nữ có trình độ chuyên môn kỹ thuật (chủ yếu là bậc trung cấp) chiếm 3,44% trong tổng số phụ nữ từ 15 tuổi trở lên.
Sự cách biệt giữa nam và nữ về trình độ chuyên môn kỹ thuật thể hiện rõ theo từng độ tuổi. ở các nhóm tuổi già, tỷ lệ phụ nữ có trình độ chuyên môn kỹ thuật rất nhỏ so với nam giới. Tỷ trọng này trong độ tuổi từ 40- 44 n,lm gấp 2,5 lần nữ, từ 45- 49 gấp 4 lần, từ 50 tuổi trở lên thì tỷ trọng này ở nữ chỉ bằng l/1O của nam giới. độ tuổi trẻ từ 30 trở xuống thì tỷ lệ này được thu hẹp dần.
Sự phân bố theo nhóm tuổi về trình độ chuyên môn cũng là một đặc điểm đáng quan tâm, tỷ trọng số người có trình độ chuyên môn ở nhóm tuổi từ 15-19 tương đối thấp (O,92%) là do phần lớn đang được đào tạo, bước sang độ tuổi từ 24- 44 số người có trình độ chuyên môn đã tương đối ổn định, chiếm từ 13-15% dân số ổ độ tuổi này. Phản ánh chủ trương đa dạng hóa đào tạo chuyên môn kỹ thuật đang phát huy tác dụng. Nhưng từ 45 tuổi trở lên tỷ lệ này giảm đi chỉ còn 3%.
12. Hoạt động kinh tế
Một chỉ tiêu quan trọng của dân số là chỉ tiêu hoạt động kinh tế. Năm 1989 đã thu thập các thông tin về chỉ tiêu này nhóm ''dân số hoạt động kinh tế" và nhóm ''dân số không hoạt động kinh tế?. Dân số hoạt động kinh tế gồm những người có việc làm ổn định, tạm thời và chưa có việc làm. Dârl số không hoạt động kinh tế gồm những người đang đi học, nội trợ, mất khả năng lao động và các tình trạng khác.
Lâm Đồng, dân số từ 5 tuổi trở lên thuộc nhóm hoạt động kinh tế chiếm 80,61%, so với toàn quốc cao hơn 3,3 l%, so với các tỉnh Tây nguyên thì xấp xỉ với Đắc Lắc và thấp hơn Gia Lai- Kontum 3,75%.
Trong nhóm hoạt động kinh tế, có 92,69% dân số có việc làm 6 tháng trở lên trong năm và chỉ có 2,07% có việc làm dưới 6 tháng. Cộng lại có tới 94,76% dân số hoạt động kinh tế đã có việc làm ổn định trong năm, chỉ có l,l% làm việc tạm thời và 4,14% chưa có việc làm. Trong khi cả nước có trên 5% dân số chưa có việc làm (ở Đắc Lắc có 3,68% và Gia Lai-Kontum là 3,32%).
Thông qua các tỷ lệ trên, người có việc làm ở Lâm Đồng là 77,27% và dân số chưa có việc làm hay thất nghiệp là 3,34%. So sánh tình trạng có việc làm với các tỉnh và toàn quốc thì Lâm Đồng và Đắc Lắc thuộc nhóm có tỷ lệ người có việc làm cao thứ hai (cao hơn cả nước 5-9%). Sau Gia Lai-Kontum (có tỷ lệ cao hơn cả nước 10%), còn Đồng Nai so với toàn quốc chỉ bằng 95- 99% và thành phố Hồ Chí Minh bằng 90% về tình trạng có việc làm của dân số.
khu vực thành thị số người thất nghiệp nhiều, còn ở nông thôn phần lớn dân số có việc làm. Lâm Đồng là tỉnh miền núi, phần lớn dân số ở nông thôn nên tỷ lệ thất nghiệp ít hơn những tỉnh đồng bằng và thành phố lớn. Riêng khu vực thành thị Lâm Đồng có tới 6,51% thất nghiệp, trong khi đó ở nông thôn chỉ có tới 1,5% thất nghiệp trong dân số từ 15 tuổi trở lên.
Cơ cấu dân số hoạt động kinh tế cũng khác nhau theo giới tính, nam giới tham gia trong nhóm hoạt động kinh tế với tỷ lệ cao hơn nữ giới (nam là 85, l l%, nữ là 76,40%). Điều này giải thích rõ một số khá lớn phụ nữ không hoạt động kinh tế tham gia trong nhóm ''nội trợ'' là công việc truyền thống của phụ nữ. Tỷ lệ nữ từ 15 tuổi trở lên làm công việc chính là ''nội trợ'' chiếm 7,88% dân số, nhưng tỷ lệ này ở nam giới chỉ có 0,22%.
Yếu tố độ tuổi cũng có tác động lớn đến hoạt động kinh tế của dân số. độ tuổi 15-24 phần lớn mới rời ghế nhà trường nên tìm việc làm có khó khăn, do vậy tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi 25- 34 là l,95%. Nhưng ở độ tuổi 45-54 chỉ là 0,37%. Từ độ tuổi 55 trở lên, do mất khả năng lao động, nên tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế ở độ tuổi này giảm xuống chỉ còn 36,2%. Ở độ tuổi 15-24 ở thành thị có tới 14,14% dân số chưa có việc làm, trong khi đó ở nông thôn chỉ là 3,33%. Giải quyết việc làm cho thanh niên, nhất là thành thị là vấn đề rất quan trọng.
Theo tài liệu điều tra mẫu năm 1997, tình trạng việc làm ở Lâm Đồng như sau:
SỐ NGƯỜl 15 TUỔI TRỞ LÊN VÀ TRONG 7 NGÀY QUA
CÓ VIỆC LÀM 1997 (TLĐTM)
 
Tổng số
Trong đó:
Nữ
Chia ra
Có việc làm đầy đủ
Thiếu việc làm
Tổng số
Nữ
Tổng số
Nữ
Tổng cộng:
4896
2370
4698
2284
207
86
I/ Khu vưc thành thị
2306
l l01
2195
l053
111
48
l - Tỷ lệ thất nghiệp (%)
4,8
4,3
95,2
95,7
 
 
II/ Khu vưc nông thôn:
2590
1269
2494
1231
96
38
l - Tỷ lệ thất nghiệp (%)
3,7
3,0
96,3
97,0
 
 
Nghề nghiệp của dân số phần lớn phụ thuộc vào các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Lâm Đồng là một tỉnh nông nghiệp, vì vậy phần lớn dân số từ 13 tuổi trở lên có công việc chính là nông nghiệp, chiếm 77,28% dân số. Các ngành nghề phi nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng thấp như : công nghiệp chiếm 7,0%, thương nghiệp chiếm 5,39%. Những năm gần đây tỷ trọng GDP trong nông nghiệp giảm dần, tỉ trọng du lịch, dịch vụ và công nghiệp đang tăng dần lên.
Đối với những nghề phi nông nghiệp có sự khác nhau rõ nét giữa nam và nữ, về tỷ lệ làm việc. Nam giới thường đảm nhận các công việc nặng hay có yêu cầu kỹ thuật phức tạp như trong việc khai khoáng, cơ khí, điện-điện tử với tỷ trọng làm việc là 2,05%. trong khi đó phụ nữ làm việc ở ngành này chỉ chiếm 0,09%. Tương tự, phần lớn nam giới làm việc trong các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến lâm sản, vận tải.
Nữ giới, phần lớn làm các công việc ít nặng nề như trong ngành dược, may mặc chiếm đến 4%, còn nam giới ở ngành này chỉ có 0,72%, hoặc trong nghề buôn bán, dịch vụ nữ giới làm việc chiếm 8,18%, còn nam giới chỉ 2,70%.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét