Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

Thế giới 7 tỉ người

THẾ GIỚI BẢY TỶ NGƯỜI
CÁC CHỦ ĐỀ VÀ CÁC THÔNG ĐIỆP

Tổng quan: Bảy tỷ người - mọi người quan tâm tới nhau
Thông điệp: Mốc quan trọng mang tính chất toàn cầu này vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn.

Đói nghèo bất bình đẳng: Phá vỡ chu trình
Thông điệp: Giảm đói nghèo và bất bình đẳng cũng góp phần làm chậm lại tốc độ tăng trưởng dân số.

Phụ nữ và trẻ em gái: Trao quyền và Tiến trình
Thông điệp: Tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ trên tất cả các mặt trận.

Thanh niên: Rèn luyện cho tương lai
Thông điệp: Sung sức và mở rộng tầm tay đón công nghệ mới, nhóm dân số thanh niên lớn nhất và liên kết nhất trong lịch sử đang góp phần làm thay đổi nền chính trị và văn hóa toàn cầu.

Sức khỏe Sinh sản và các Quyền trong sức khỏe Sinh sản: Một số thực tế trong cuộc sống Thông điệp: Đảm bảo rằng mỗi trẻ em sinh ra đều đựợc mong đợi, mỗi ca sinh đẻ đều được an toàn, điều này giúp mang lại quy mô các gia đình nhỏ hơn và khỏe mạnh hơn.

Môi trường: Hành tinh lành mạnh, con người sung sức
Thông điệp: Cuộc sống của tất cả 7 tỷ người và cả những người sau này đều phụ thuộc vào sức khỏe của hành tinh mà chúng ta đang sinh sống.

Già hóa dân số: Một thách thức chưa từng có
Thông điệp: tỷ lệ sinh thấp và tuổi thọ cao hơn dẫn tới một thách thức mới cho toàn thế giới: già hóa dân số.

Đô thị hóa: Lập kế hoạch tăng trưởng
Thông điệp: Hai tỷ người sẽ sinh ra trong tương lai sẽ sinh sống ở khu vực thành thị vì thế chúng ta cần lập kế hoạch cho họ từ bây giờ.

Vào tháng 10 năm 2011, dân số Trái đất sẽ đạt 7 tỷ người đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình phát triển, sự tăng trưởng này vừa tạo ra một cơ hội lớn nhưng lại vừa là một thách thức lớn cho nhân loại. Mặc dù con người sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn, các cặp vợ chồng trên toàn thế giới đang lựa chọn ít con hơn, nhưng vẫn còn có nhiều sự bất bình đẳng rất lớn vẫn đang tồn tại.
Với tốc độ tăng trưởng dân số hiện tại, mỗi năm dân số sẽ tăng thêm 78 triệu người - con số này bằng dân số của Canada, Australia, Hy Lạp Bồ Đào Nha cộng lại[i].

Hầu như sự tăng trưởng dân số (cứ 100 thì có tới 97 người) xảy ra tại các quốc gia kém phát triển, và một số nước này hiện đang phải nỗ lực để có thể đáp ứng nhu cầu của người dân. Khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng gia tăng. chưa bao giờ lại có nhiều người trở nên dễ bị tổn thương với các vấn đề như mất an ninh lương thực, thiếu nước thiên tai đến như vậy. Trong khi đó, các nước giàu có và các nước có thu nhập trung bình lại đang lo lắng về tỷ lệ sinh thấp, suy giảm dân số và già hóa dân số.
Liệu chúng ta có thể sống cùng nhau trên một hành tinh khỏe mạnh hay không sẽ phụ thuộc vào các quyết định của chính chúng ta hiện giờ. Trong một thế giới của 7 tỷ người, chúng ta cần quan tâm chăm sóc đến nhau.

1804: Dân số thế giới đạt 1 tỷ
1927: 2 tỷ (123 năm sau)
1959: 3 tỷ (32 năm sau)
1974: 4 tỷ (15 năm sau)
1987: 5 tỷ (13 năm sau)
1998: 6 tỷ (11 năm sau)
2011: 7 tỷ (13 năm sau)
2025: 8 tỷ (14 năm sau)
2043: 9 tỷ (18 năm sau)
2083: 10 tỷ? (40 năm sau
)[ii]

Hiện nay tỷ lệ tăng dường như chậm lại. Tuy nhiên  một số lượng lớn người dân hiện đang trong độ tuổi sinh sản với con số 3,7 tỷ người[iii] - điều này có nghĩa là dân số thế giới sẽ còn tiếp tục gia tăng trong trong một vài thập kỷ tới.

Thời điểm mà chúng ta đạt một tỷ người tiếp theo và các mốc thời gian sau đó sẽ phụ thuộc vào quyết định chính sách tài chính hiện hành về chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, tiếp cận với dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, giáo dục dành cho trẻ em gái tạo nhiều cơ hội cho phụ nữ.
KHUYNH HƯỚNG
Tuổi thọ trung bình trên toàn thế giới đã tăng lên 20 năm kể từ năm 1950 - từ 48 tuổi lên 69 tuổi[iv]. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong liên tục giảm - có thể nói các bước đột phá về y tế và việc tiếp cận với điều kiện vệ sinh tốt dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã góp phần cứu sống hàng triệu người.
Tổng tỷ suất sinh trên toàn thế giới đã giảm gần một nửa trong vòng 50 năm qua (từ 5 con trên một phụ nữ vào năm 1950 xuống còn 2,5 con trên một phụ nữ trong giai đoạn 2010 -2015, tuy nhiên còn có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia). Nếu xu hướng này tiếp tục duy trì, dân số nhân loại sẽ chỉ đạt con số hơn 9 tỷ người vào năm 2050 hơn 10 tỷ người vào cuối thế kỷ này[v].
Nếu chỉ nhìn vào tỷ lệ trên toàn cầu thì không thấy được sự khác biệt lớn giữa các quốc gia. Nhật Bản, hầu hết các quốc gia Châu Âu, Singapore Nga tỷ suất sinh là 1,5 con trên một phụ nữ hoặc thấp hơn, trong khi tỷ suất sinh ở Afghanistan nhiều nước châu Phi[vi] 5.0 hoặc cao hơn. Nếu sự khác biệt này tiếp tục kéo dài, nó có thể mang lại những thay đổi đáng kể cho toàn thế giới.
Giảm khoảng cách trong tỷ suất sinh giữa các quốc gia là một vấn đề rất quan trọng. Ví dụ hiện nay dân số của Đức là 82 triệu người và dân số của Ethiopia 83 triệu người - xét về dân số thì hai quốc gia này tương đương nhau. Tuy nhiên tỷ suất sinh hiện nay của Đức 1,4 con trên một phụ nữ Ethiopia là 4,6 con trên một phụ nữ. Đến năm 2050, dân số của Đức có thể giảm xuống 75 triệu người trong khi dân số của Ethiopia gần như sẽ tăng gấp đôi - lên tới 145 triệu[vii]..


CÁC YẾU TỐ MỚI TRONG THẾ KỶ MỚI

Các yếu tố về kinh tế, chính trị và môi trường đang thay đổi cách thức mà dân số tăng trưởng thay đổi. Kể từ tháng 10 năm 1999, khi dân số thế giới đạt 6 tỷ người:

Cuộc cách mạng truyền thông đã lan rộng trên toàn thế giới. Công nghệ điện thoại di động và các phương tiện truyền thông xã hội đã tạo ra các tin tức và quan điểm tức thời trên toàn thế giới từ cấp cơ sở.  Thương mại Internet đã thay đổi cách thức tiêu dùng toàn cầu, di cư và các mô hình thương mại.

Trung Quốc đã chuyển mình thành một nước chiếm ưu thế trong mọi phương diện như nhân khẩu học, kinh tế và môi trường
. Ngày 11 tháng chín năm 2001 đã thay đổi vai trò của Mỹ trên toàn thế giới và đảo lộn chính trị toàn cầu, tạo ra các khu vực xung đột tạo ra các dòng di cư. 

Các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ xác định xóa đói nghèo vấn đề phát triển ưu tiên hàng đầu trên toàn thế giới, với vấn đề sức khỏe sinh sản của phụ nữ vấn đề cơ bản.

Sự suy thoái kinh tế toàn cầu trong giai đoạn 2008 - 2010 đã làm tăng giá thực phẩm, làm suy yếu triển vọng phát triển của quốc gia làm chậm lại dòng hỗ trợ giữa các quốc gia.

Hỗ trợ của các nhà tài trợ cho lĩnh vực kế hoạch gia đình đã giảm xuống quanh mức 400 triệu USD/năm trên toàn thế giới, sau khi đạt đỉnh điểm vào năm 2002 với 700 triệu USD[viii].
HIV/AIDS đã trở thành một căn bệnh mãn tính có thể điều trị cho những người có thể tiếp cận với các loại thuốc và sự chăm sóc y tế cần thiết. Tuy nhiên đối với hàng triệu người ở các nước nghèo, đại dịch này vẫn tiếp tục lây lan, HIV/AIDS vẫn còn là một án tử hình nếu mắc phải.

Biến đổi khí hậu đã trở thành một tương lai chắc chắn sẽ xảy ra với các tác động cụ thể tới mọi khía cạnh của cuộc sống mỗi quốc gia.

 
i. Vụ Dân số Liên hợp quốc, cơ sở dữ liệu Dân số trực tuyến -  triển vọng Dân số Thế giới, sửa đổi năm 2010:
Truy cập http://esa.un.org/wpp/unpp/panel_population.htm 5/4/11

[ii]
Vụ Dân số Liên hợp quốc "một số câu hỏi thường gặp - Khi nào dân số thế giới đạt hoặc dự kiến ​​đạt mỗi tỷ tiếp theo" Triển vọng Dân số Thế giới, sửa đổi năm 2010, New York: http://esa.un.org/ wpp/other-information/faq.htm, Accessed 5/4/11.

[iii] Vụ Dân số Liên hiệp quốc, triển vọng Dân số Thế giới, trích sửa đổi năm 2010

[iv] Vụ Dân số Liên Hợp Quốc, "Tuổi thọ Khi sinh cho cả trẻ em trai và trẻ em gái” Triển vọng Dân số Thế giới, sửa đổi năm 2010, New York
http://esa.un.org/wpp/Excel-Data/mortality.htm Accessed 5/4/11

[v] Vụ Dân số Liên hiệp quốc, "Dân số hàng năm giai đoạn 2011-2050 cả nam và nữ " Triển vọng Dân số Thế giới, sửa đổi năm 2010
http://esa.un.org/wpp/Excel-Data/population.htm, "Tổng tỷ suất sinh (TFR) http://esa.un.org/wpp/Excel- Data/fertility.htm, Truy cập 5/4/11; "Các câu hỏi thường gặp - Khi nào dân số thế giới đạt hoặc dự kiến ​​đạt được mỗi Tỷ tiếp theo?" http://esa.un.org/wpp/Other-Information/faq.htm, Truy cập 5/4/11

[vi] Vụ Dân số Liên Hợp Quốc, ibid.

[vii] Osotimehin, Babatunde, bài phát biểu của Ban chấp hành UNDP / UNFPA, UNFPA (Quỹ Dân số LHQ), New
York, 1 tháng 2, 2011, trang 3

[viii] Ban Kinh tế hội của Liên Hợp Quốc, Ban Dân số, Triển vọng Dân số thế giới, sửa đổi năm 2010: http://esa.un.org/wpp/unpp/panel_population.htm, Truy cập 5/4/11




GIẢM ĐÓI NGHÈO VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG CŨNG GÓP PHẦN LÀM CHẬM SỰ TĂNG TRƯỞNG DÂN SỐ

Trong khi xu hướng toàn cầu tập trung vào việc xóa đói giảm nghèo thì vẫn còn sự khác biệt lớn giữa các quốc gia và trong mỗi quốc gia. Ở những quốc gia nghèo nhất, nghèo đói cùng cực, mất an ninh lương thực, sự bất bình đẳng, tỷ lệ tử vong cao tỷ lệ sinh cao liên kết với nhau thành một vòng luẩn quẩn. Giảm nghèo bằng cách đầu tư vào y tế giáo dục, đặc biệt là cho phụ nữ và trẻ em gái, sẽ có thể góp phần phá vỡ chu trình này.

Khi điều kiện sống được cải thiện, cha mẹ có thể cảm thấy tự tin hơn rằng con cái của mình sẽ có nhiều cơ hội tồn tại hơn. Chính vì thế nhiều bậc cha mẹ đã lựa chọn một quy mô gia đình nhỏ hơn. Điều này góp phần giảm áp lực cho gia đình và chính phủ, cho phép đầu tư nhiều hơn vào việc chăm sóc y tế giáo dục của từng đứa trẻ, nâng cao năng suất mang lại những triển vọng dài hạn tốt đẹp hơn cho cả gia đình và quốc gia.


Khoảng cách giữa các lần sinh lớn hơn góp phần cải thiện sức khỏe của bà mẹ và trẻ em, tạo ra các lợi ích lâu dài cho gia đình và cộng đồng. Phụ nữ sẽ nhiều lựa chọn công việc hơn, kiếm được nhiều tiền hơn, chi tiêu thoải mái hơn và tiết kiệm được nhiều hơn.

Quy mô gia đình nhỏ hơn có thể mang lại cho các quốc gia "lợi ích về nhân khẩu học" – có thể coi đây là một bứt phá trong việc tăng năng suất lao động, tăng sự giàu có và tăng trưởng kinh tế khi tỷ lệ người phụ thuộc ít hơn tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động. Xóa đói giảm nghèo xóa bỏ bất bình đẳng tại các quốc gia đang phát triển là cách thức tốt nhất nhằm giảm vấn đề di cư

Giáo dục cho trẻ em gái phụ nữ mở rộng sự tiếp cận với tín dụng, đào tạo, sở hữu tài sản quyền lợi hợp pháp đã mang lại cho họ nhiều lựa chọn cho cuộc sống của mình chứ không chỉ bó hẹp trong việc sinh con và mở rộng tiềm năng kinh tế của họ.

HIỆN TRẠNG
Kết quả của các nghiên cứu cho thấy khoảng một phần ba sự tăng trưởng kinh tế chủ yếu của khu vực Đông Á giữa năm 1965 và 1990 do "lợi ích nhân khẩu học", kết quả của sự bứt phá về sản lượng sau khi có sự đầu tư của chính phủ vào y tế và giáo dục, đặc biệt là đối với phụ nữ. Quy mô gia đình đã giảm và dân số trong độ tuổi lao động tăng so với số người trong độ tuổi phụ thuộc.  
Các nước nghèo nhất thế giới là những nước phân biệt đối xử nhất đối với phụ nữ chính vì thế đã bỏ qua năng suất lao động của một nửa dân số. Nếu sắp xếp theo thứ tự giảm dần, 10 nước đứng cuối cùng trong danh sách bình đẳng giới của Liên hợp quốc bao gồm Cameroon, các nước bên bờ biển Ngà, Liberia, Cộng hoà Trung Phi, Papua New Guinea, Afghanistan, Mali, Niger, Cộng hòa Dân chủ Congo Yemen.[ii]
 
Tỷ lệ trẻ em nhẹ cân nông thôn cao gần gấp hai lần số trẻ em thành thị
.

Rất nhiều khía cạnh của đói nghèo trở nên tồi tệ nhất tại các quốc gia Nam Á. Dân số của 26 nước nghèo nhất  của châu Phi hiện vào khoảng 410 triệu người trong khi đó chỉ riêng 8 bang của Ấn độ, dân số đã lên tới 421 triệu người (hiện những người này được đánh giá là thuộc nhóm nghèo).[iii]

 

XU HƯỚNG

Số người sống trong nghèo đói cùng cực chỉ với 1,25 đô la/ngày hoặc ít hơn đã giảm từ 1,8 tỷ người trong năm 1990 xuống còn 1,4 tỷ vào năm 2005. Tại các khu vực đang phát triển tỷ lệ này đã giảm từ 46 phần trăm dân số xuống còn 27 phần trăm trong khoảng thời gian này.

Tại các quốc gia đang phát triển thì cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có một trẻ nhẹ cân trong năm 2005. Con số này đã giảm so với con số của năm 1990 – cứ ba trẻ thì có một trẻ nhẹ cân. Có thể thấy rõ sự thành công trong giảm tỷ lệ này ở Trung Quốc.

Tỷ lệ nghèo đói đã giảm kể từ năm 1990 phần lớn sự thành công này có được là nhờ thành công từ khu vực Châu Á (đặc biệt là Đông Á). Tuy nhiên, tăng trưởng dân số cũng có nghĩa là con số tuyệt đối những người đói đã tăng từ 815 triệu người lên 925 triệu người.

"Nhiều gia đình những nước nghèo nhất đã phải chi tiêu hơn một nửa thu nhập của mình vào thực phẩm. Kể từ tháng 6, 2010, 44 triệu người nữa sẽ bị đẩy xuống dưới ngưỡng nghèo đói của Mỹ với mức sống 1,25 đô la do giá lương thực gia tăng
.[iv] 
Ở Đông Á, tỷ lệ đói nghèo đã giảm từ 60 phần trăm kể từ năm 1990 xuống dưới 20 phần trăm. Tuy nhiên ở vùng cận Sa mạc Sahara chưa đạt được nhiều sự tiến bộ. Tỷ lệ đói nghèo của khu vực này mới giảm từ 58 phần trăm xuống 51 phần trăm.
 
Ước tính rằng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong giai đoạn 2008-2010 đã đẩy 64 triệu người vào cảnh đói nghèo cùng cực, phần lớn trong số họ ở các khu vực Cận Sahara, Đông Á và Đông Nam Á.

Sự khác biệt giàu nghèo đang gia tăng.
Năm 1960, thu nhập của 20 phần trăm nhóm giàu nhất của nhân loại chiếm 70 phần trăm thu nhập của toàn thế giới. Trong năm 2005, Ngân hàng Thế giới cho biết tổng thu nhập của 20% này đã tăng lên đến 77 phần trăm.

Trong khi đó, tỷ lệ của nhóm nghèo nhất đã giảm từ 2,3 phần trăm vào năm 1960 xuống 1,5 phần trăm trong năm 2005
.[v]

Biến đổi khí hậu có thể cản trở những nỗ lực chống đói nghèo dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là qua việc tàn phá sản lượng cây trồng do hạn hán, lũ lụt và bão. Ước tính có thêm khoảng 25 triệu trẻ em có thể bị suy dinh dưỡng tính tới năm 2050, chủ yếu là ở Nam Á
.[vi]
 

TĂNG CƯỜNG QUYỀN NĂNG CHO PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM GÁI SẼ GÓP PHẦN GIA TĂNG TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRÊN TẤT CẢ CÁC MẶT TRẬN

Trong một thế giới 7 tỷ người, mỗi người đều có quyền bình đẳng vị trí như nhau. Chúng ta không thể để mất đi tiềm năng của một nửa dân số thế giới.

Đầu tư vào phụ nữ và trẻ em gái đầu tư mang lại hiệu quả với chi phí thấp và là một việc cần thiết nhằm giải quyết các vấn đề thách thức nhất của thế giới. Khi phụ nữ khỏe mạnh được học hành và có cơ hội tham gia đầy đủ trong xã hội, họ có thể thúc đẩy các tiến bộ trong gia đình, cộng đồng quốc gia.

Tuy nhiên, phụ nữ đang tiếp tục phải đối mặt với những vấn đề như phân biệt đối xử và bạo lực đang diễn ra tràn lan. Họ bị tụt hậu hơn so với nam giới trong việc tiếp cận đất đai, tín dụng việc làm phù hợp, họ có rất ít vai trò trong hoạch định chính sách. Vai trò xã hội của họ thường được quyết định bằng văn hóa hay tôn giáo, chứ không được xác định về mặt sinh học. Các vai trò này là những sự sắp xếp xã hội phụ thuộc vào từng địa phương và thường thay đổi liên tục.

Thúc đẩy giáo dục cho phụ nữ, thúc đẩy sức khỏe sinh sản quyền trong sức khỏe sinh sản sẽ nâng cao phúc lợi và năng suất lao động của phụ nữ, góp phần cải thiện triển vọng cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

Phần lớn tiền mà phụ nữ kiếm được được chi tiêu cho việc mua thực phẩm cho gia đình, giáo dục chăm sóc sức khỏe. Chính vì vậy, đầu tư vào trẻ em gái và phụ nữ  sẽ trả tiền: điều này góp phần làm tăng an ninh quốc gia thông qua việc củng cố sự vững mạnh của gia đình, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra hòa bình và ổn định trong cộng đồng
.

  
HIỆN TRẠNG
Năm 1979, Liên Hợp Quốc phê chuẩn Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), một hiệp ước quan trọng với những kế hoạch chi tiết nhằm đạt được các quyền con người và sự bình đẳng cho phụ nữ trên toàn thế giới.
Các quy định luật pháp các phong tục thường chối bỏ quyền được đi học, sở hữu đất đai, thừa kế tài sản, tiếp cận tín dụng, được đào tạo hoặc thăng tiến trong công việc của người phụ nữ và trẻ em gái. Luật chống bạo lực gia đình thường chưa được thực thi.
Chính vì thế để có được sự công bằng về giới cần có sự hỗ trợ của nam giới, những người thường có quyền lực nhất trong các lĩnh vực này.

Trên thế giới trong số 776 triệu người mù chữ trưởng thành, hai phần ba là phụ nữ.[i] 

Phụ nữ thực hiện hai phần ba công việc của thế giới và làm ra một nửa số lương thực, thực phẩm, nhưng họ chỉ kiếm được 10 phần trăm thu nhập của thế giới và sở hữu 1 phần trăm tài sản.[ii]

Hơn 134 triệu phụ nữ đang"mất đi” trên toàn thế giới - vì tư tưởng ưa thích con trai dẫn tới hiện tượng phá thai lựa chọn giới tính khi sinh và bỏ mặc không chăm sóc trẻ em gái sau khi sinh.[iii]

Ở khu vực cận sa mạc Sahara, Châu Phi, trẻ em gái và phụ nữ độ tuổi 15-24 nhiễm HIVđang tăng gấp đôi số  nam giới trong cùng độ tuổi, một phần do tính dễ bị tổn thương kinh tế và xã hội.[iv].

Mặc dù quy mô bao phủ của bảo hiểm ngày càng tăng, thuốc kháng virus HIV mới chỉ tới được khoảng một nửa số phụ nữ có nhu cầu.[v] 
 
Khoảng 70 phần trăm phụ nữ đã từng gánh chịu bạo hành trong cuộc đời của mình.[vi]   . Bạo lực giới giết chết hoặc gây ra tình trạng tàn tật cho phụ nữ trong độ tuổi từ 15-44 với con số tương đương như căn bệnh ung thư.[vii]
Khoảng 101 triệu trẻ em trong độ tuổi cắp sách đến trường tiểu học hiện chưa được đi học và hơn một nửa số này là con gái.[viii]
Sức khỏe sinh sản và nghèo đói là nguyên nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu ở phụ nữ từ 15 - 49 tuổi ở các nước đang phát triển.[ix] 

Hàng năm có hơn 350.000 phụ nữ tử vong – cứ 90 giây lại có một người qua đời - do các biến chứng của thai kỳ hoặc sinh con. Gần như tất cả các ca tử vong (99 phần trăm) này đều xảy ra ở các nước đang phát triển.[x]

XU HƯỚNG
Cứ 4 năm một lần, 186 quốc gia đã phê chuẩn Công ước CEDAW sẽ phải tiến hành báo cáo về tiến bộ trong hoạt động đối với phụ nữ và trẻ em gái. Hiệp ước chính là hướng dẫn nhằm đạt được sự thành công trong việc giảm nạn buôn bán người vì mục đích tình dục và lạm dụng tại gia đình, là cơ hội để phụ nữ tiếp cận với giáo dục, dạy nghề, bảo đảm quyền bỏ phiếu, cải thiện việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ sau khi sinh, xóa bỏ nạn tảo hôn và kết hôn với hình thức cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy và đảm bảo quyền thừa kế và các lợi ích khác trên toàn thế giới.
Gần như tất cả các ca tử vong mẹ có thể được ngăn chặn, với việc áp dụng các biện pháp hiệu quả với chi phí thấp mà các quốc gia phát triển đang áp dụng chẳng hạn như tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản và dịch vụ cấp cứu trong và ngay sau khi sinh.
Cung cấp cho phụ nữ các gói dịch vụ trọn gói về kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh sẽ góp phần làm giảm những mất mát trong năng suất lao động có liên quan tới mang thai và làm giảm 66% tỷ lệ sinh non.[xi]

Những kỳ thị về vai trò giới và phân biệt đối xử trên cơ sở giới bắt đầu từ thời thơ ấu, chính vì vậy cần có các nỗ lực nhằm hỗ trợ bình đẳng giới ngay từ giai đoạn này bằng cách giải quyết vai trò của các em trai và các em gái trong gia đình.

Sung sức và mở rộng tầm tay đón công nghệ mới, nhóm dân số thanh niên lớn nhất và liên kết nhất trong lịch sử đang góp phần làm thay đổi nền chính trị và văn hóa toàn cầu.

Nhóm dân số dưới 25 tuổi chiếm 43 phần trăm dân số thế giới, nhưng ở các nước kém phát triển, tỷ lệ này lên tới 60 phần trăm.[i] Với tư cách là các bậc cha mẹ và giáo viên cho những thế hệ tiếp theo, sự lựa chọn của họ sẽ xác định các xu hướng dân số trong tương lai. Đầu tư vào thanh niên chính là cách thức tạo ra một con đường để thúc đẩy sự phát triển.

Khi thanh niên có được các quyền tiếp cận với y tế, giáo dục và các điều kiện làm việc tốt, họ sẽ trở thành một lực lượng mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế và tạo nên các thay đổi tích cực.

Đầu tư vào các em gái vị thành niên là một trong những lựa chọn đầu tư không ngoan nhất một quốc gia có thể thực hiện. Với việc tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục và các cơ hội khác, trẻ em gái và phụ nữ có thể đóng góp đầy đủ vào xã hội và góp phần phá vỡ chu trình đói nghèo.

HIỆN TRẠNG

Hơn 1,2 tỷ người hiện đang trong độ tuổi vị thành niên (từ 10-19 tuổi) – những bậc cha mẹ cho thế hệ tiếp theo và 88 phần trăm số vị thành niên này đang sống tại các nước đang phát triển[ii].

Tính tới cuối năm 2009, trong số 620 triệu thanh niên đang tham gia vào lực lượng lao động trên toàn thế giới, khoảng 81 triệu người – chiếm 13 phần trăm đang thất nghiệp. Đây là con số lớn nhất từ trước tới nay. Tỷ lệ này cao gấp ba lần tỷ lệ thất nghiệp trung bình của người trưởng thành trên toàn thế giới. [iii]

Hàng triệu thanh thiếu niên đang phải sống một mình hoặc lang thang ngoài đường phố. Các chương trình giáo dục giới tính, giám sát đồng đẳng và dịch vụ sức khỏe sinh sản có thể tiếp cận với các đối tượng này thông qua các thông điệp đặc biệt: kịch truyền thanh dài kỳ, truyện tranh, áp phích, tạp chí, phim truyền hình và video ca nhạc.

Khoảng 40 phần trăm số ca nhiễm mới HIV là trong thanh niên trong độ tuổi từ 15-24. Trong nhóm tuổi này, chỉ 40 phần trăm nam giới và 38 phần trăm nữ giới có kiến thức đúng đắn về cách cách thức lây truyền HIV.[iv]


SỰ PHÂN CHIA GIỚI

Trong số 143 triệu thanh thiếu niên không tới trường, các em gái chiếm hơn một nửa số này. [v]

Tỷ lệ nhập học bậc tiểu học của trẻ em gái trên toàn thế giới đều cao, tương đương như trẻ em trai, tuy nhiên tỷ lệ hoàn thành cấp học này của trẻ em gái chưa tới 50 phần trăm tại hầu hết các nước đang phát triển. Trong 19 quốc gia châu Phi, chưa tới 5 phần trăm trẻ em gái học xong bậc trung học [vi].

Khoảng 100-140 triệu trẻ em gái và phụ nữ đã bị cắt và chỉnh sửa bộ phận sinh dục nữ và chỉ tính riêng ở Châu Á khoảng hơn 3 triệu trẻ em gái có nguy cơ phải trải qua phẫu thuật này. [vii].

Con gái thường là những thành viên cuối cùng trong gia đình được nhận được thức ăn và được chăm sóc sức khỏe. Ước tính rằng gần một nửa các em gái ở các nước đang phát triển gặp phải vấn đề thiếu máu do thiếu dinh dưỡng. Vấn đề này cản trở sự tăng trưởng và tăng nguy cơ sẩy thai, sinh khó và rò ối, chết chu sinh, sinh non và chết mẹ. [viii]

Trên thế giới, hơn 50 triệu vị thành niên nữ trong độ tuổi từ 15-19 đã kết hôn, một số họ có rất ít kiến thức về Sức khỏe Sinh sản. Hầu hết những em gái này sẽ không có cơ hội học xong trung học và nhiều em sẽ có thai trước khi cơ thể mình trưởng thành đầy đủ để có thể sinh một cách an toàn. [ix]

Mỗi năm, 16 triệu vị thành niên nữ trở thành mẹ. Một nửa số này hiện đang sinh sống tại các quốc gia Bangladesh, Brazil, Congo, Ethiopia, Ấn Độ, Nigeria và Hoa Kỳ [x]
Các biến chứng trong thời kỳ mang thai và sinh con là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong ở châu Phi và Nam Á trong nhóm các em gái trong độ tuổi 15-19. [xi]
Tỷ lệ trẻ em gái 10-14 tuổi đã chết trong khi mang thai hoặc sinh con cao hơn năm lần so với phụ nữ trong độ tuổi 20-24, và cao gấp hai lần của các em gái trong độ tuổi 15-19. Đại đa số những ca tử vong này diễn ra trong phạm vị hôn nhân xii]
XU HƯỚNG
Nhìn chung thanh thiếu niên trên toàn thế giới hiện nay khỏe mạnh hơn so với trước đây phần lớn là do được đầu tư chăm sóc y tế từ khi còn thơ ấu. Tai nạn là nguyên nhân gây ra một phần ba các ca tử vong ở vị thành niên, đặc biệt đối với vị thành niên nam, vì các em dễ bị tử vong do bạo lực [xiii].

Có nhiều hiểm họa với thanh niên liên quan tới bạo lực, lạm dụng và bóc lột – đây là những hiểm họa nổi trội nhất với vị thành niên: trẻ em trai bị ép phải làm việc như lính trong quân ngũ, làm các công việc nông nghiệp mà không được trả công hoặc làm các các công việc nguy hiểm; trẻ em gái bị ép bán dâm hoặc ép gả hoặc phải làm các công việc lao động trong gia đình. [xiv].

 Khuyến khích sự tham gia của thanh niên vào thiết kế và thực hiện các chương trình nhằm giúp đỡ cho chính họ là một cách tiếp cận độc đáo góp phần nâng cao tỷ lệ thành công của dự án đồng thời là cơ hội để giúp thanh niên giao tiếp, học kỹ năng đàm phán và các kỹ năng tham gia dân sự. [xv]

"Một năm học cho một em gái sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong trẻ em từ 5 đến 10 phần trăm. Với 5 năm tới trường, 40 phần trăm con cái của họ sẽ có cơ hội sống qua 5 tuổi.[xvi]
Mỗi năm học trung học sẽ giúp tăng mức lương của các em gái sau này từ 10 đến 20 phần trăm, so với mức tăng 5-15 phần trăm cho một năm học thêm của các em trai. [xvii].

Phụ nữ có trình độ học vấn có nhiều khả năng chống lại sự lạm dụng ví dụ như bạo lực gia đình, các hủ tục lạc hậu như cắt bộ phận sinh dục nữ hay bị phân biệt đối xử ở nhà, trong xã hội hoặc nơi làm việc [xviii]. Những thay đổi này tác động tới nhiều thế hệ, không chỉ giúp phụ nữ mà còn giúp con cái và thế hệ cháu của họ có sức khỏe tốt hơn.
Trong năm 2007, các cơ quan Liên hợp quốc đã thành lập Nhóm công tác Liên Hiệp Quốc về vị thành niên nữ nhằm mục đích đưa các em trở thành một vấn đề ưu tiên trong việc xây dựng các chính sách quốc gia và khuyến khích sự đầu tư vào giáo dục, y tế, thu thập dữ liệu, phòng chống bạo lực và hỗ trợ việc lãnh đạo của phái nữ. Vào năm 2015 Nhóm công tác sẽ xây dựng và thực hiện các chương trình toàn diện tại 20 quốc gia đang phát triển; các công việc ban đầu đã và đang được thực hiện tại các quốc gia Ethiopia, Guatemala, Liberia, và Malawi.
 
Đảm bảo rằng không có trẻ sinh ra ngoài ý muốn và mỗi trẻ sinh an toàn sẽ giúp các gia đình đảm bảo quy mô nhỏ hơn và mạnh hơn.


Xu hướng trên toàn thế giới về quy mô gia đình nhỏ - quy mô gia đình trung bình đã giảm đi một nửa so với năm 1950[i] - có liên quan chặt chẽ với những tiến bộ trong giáo dục và y tế và cơ hội gia tăng đối với phụ nữ. Câu chuyện thành công mang tính chất toàn cầu này chỉ có thể duy trì nếu chúng ta tiếp tục đảm bảo được việc tiếp cận tới các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình trên toàn thế giới.

Các quyết định cá nhân sẽ quyết định tới sự tăng trưởng dân số toàn cầu. Tuy nhiên, khoảng 215 triệu phụ nữ ở các nước đang phát triển không được tiếp cận với các dịch vụ kế hoạch gia đình hiệu quả và không được thực hiện quyền sinh sản của mình. Trong khi đó, hỗ trợ phát triển giành cho phương tiện tránh thai đã chững lại ở mức 400 triệu USD một năm – chỉ bằng 50 phần trăm so với mức hỗ trợ năm 1995 [ii].

Có rất nhiều phụ nữ sinh con khi còn rất trẻ, sinh con quá dày hoặc thời gian giữa các lần sinh quá ngắn khiến họ khó tồn tại: hàng ngày có hàng ngàn phụ nữ tử vong khi sinh – cứ 90 giây lại có một phụ nữ tử vong khi sinh. Ước tính năm nay 5,8 triệu trẻ sơ sinh sẽ chết trước sinh nhật đầu tiên của mình [iii] Các nguy cơ dường như lớn hơn đối với phụ nữ ở các nước nghèo và phụ nữ nghèo ở tất cả các nước.


Những bi kịch này đã để lại những lỗ hổng trong các gia đình, làm giảm triển vọng sống sót của trẻ em và làm suy yếu cộng đồng.
 
Sức khỏe của bà mẹ không thể tách rời với sức khỏe của trẻ sơ sinh, và đó là lý do khiến Tổ chức Y tế Thế giới giờ đây sử dụng thuật ngữ "sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh" [iv]

Việc cung cấp chăm sóc Sức khỏe Sinh sản có chất lượng và khuyến khích về kinh tế và xã hội cho vấn đề làm mẹ an toàn là một chiến lược có hiệu quả với chi phí thấp nhằm hỗ trợ các quốc gia hiện đang quan tâm tới giải quyết vấn đề để tỷ lệ sinh thấp.

HIỆN TRẠNG
Khoảng 215 triện phụ nữ ở các nước đang phát triển có nhu cầu sử dụng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình nhưng nhu cầu của họ lại chưa được đáp ứng. Các nhu cầu tránh thai chưa được đáp ứng này dẫn tới 82 phần trăm các ca có thai ngoài ý muốn. [v]

XU HƯỚNG
Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy chăm sóc sức khỏe sinh sản chính là cách thức rất hiệu quả: nếu đầu tư 4,10 đô la Mỹ cho một người sẽ giúp ngăn chặn 8 phần trăm gánh nặng bệnh tật toàn cầu. (Trong đó có 90 xu cho kế hoạch hóa gia đình, 3 đô la cho chăm sóc trước khi sinh và trong khi sinh, 20 xu cho phòng chống các bệnh lây lan qua đường tình dục). 1.7 đô la đầu tư vào phòng chống HIV/AIDS có thể ngăn chặn được 2 phần trăm gánh nặng bệnh tật. [viii]
Tăng cường năng lực để cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe bà mẹ sẽ mang lại lợi ích cho nhiều lĩnh vực y tế khác, chẳng hạn như cơ sở điều trị cấp cứu, cơ sở phòng chống HIV / AIDS, giao thông và sự sẵn có của nhân viên được đào tạo [ix]
 
Giáo dục cho phụ nữ có tác động trực tiếp tới việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ em. Theo một phân tích gần đây công bố trên tạp chí The Lancet, việc giảm một nửa tỷ lệ tử vong trẻ em trong 40 năm qua là nhờ trình độ học vấn của phụ nữ cao hơn [x]
Để cung cấp cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh đầy đủ các dịch vụ chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh sẽ cần một khoản tiền là 23 tỷ USD một năm (theo giá đô la năm 2008). Ngoài ra để có thể đáp ứng các nhu cầu kế hoạch hóa gia đình chưa được đáp ứng sẽ cần thêm một khoản tiền là 3,6 tỷ đô la – nhưng bằng việc phòng ngừa được 50 triệu ca có thai ngoài ý muốn sẽ làm giảm 5,1 tỷ đô la cho chi phí chăm sóc sức khỏe:  có thể nói đây là một cách thức đầu tư mang lại hiệu quả cao xi]

Đầu tư đáp ứng nhu cầu chưa được đáp ứng trong kế hoạch gia đình và cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh tại các quốc gia đang phát triển sẽ làm giảm hơn 2/3 số ca tử vong mẹ - từ 356.000 ca xuống còn 105.000 ca/năm; giảm số ca tử vong trẻ sơ sinh hơn một nửa, từ 3,2 triệu xuống 1,5 triệu ca; giảm 2/3 số ca có thai ngoài ý muốn từ 75 triệu ca xuống còn 22 triệu ca; góp phần làm giảm ¾ số ca nạo phá thai không an toàn  - từ 20 triệu xuống còn 5,5 triệu ca [xii]


CUỘC SỐNG CỦA TẤT CẢ 7 TỶ NGƯỜI VÀ CẢ NHỮNG NGƯỜI SAU NÀY ĐỀU PHỤ THUỘC VÀO SỨC KHỎE CỦA HÀNH TINH MÀ CHÚNG TA ĐANG SINH SỐNG


Thách thức to lớn trong thế kỷ này là đáp ứng nhu cầu của 7 tỷ con người và nhu cầu của nhiều tỷ người trong tương lai - trong khi vẫn cần bảo vệ sự cân bằng phức tạp của tự nhiên đề giúp duy trì cuộc sống.

Nhu cầu về nước, cây xanh, thực phẩm và năng lượng tái tạo chỉ tăng khi dân số thế giới tăng. Hoạt động của con người đã thay đổi mọi khía cạnh của hành tinh của chúng ta, bao gồm cả khí hậu. Tình trạng thiếu nước sạch và đất canh tác thực sự là một vấn đề phải giải quyết trong khi đó các loài sinh vật vẫn đang dần mất đi. Khả năng phục hồi của hệ thống sinh thái từ từ thủy sản tới rừng đang bị đe dọa.

Những người đang sống trong nghèo đói, những người ít gây tác động tới biến đổi khí hậu nhất lại chính là những người hứng chịu nhiều nhất tác động của sự biến đối khí hậu - hạn hán, lũ lụt, sóng nhiệt, lốc xoáy, bão tuyết và các thảm họa thời tiết khắc nghiệt khác - và nhiều người trong số họ sẽ phải tìm kiếm một tương lai tốt hơn ở một nơi nào đó khác.

Trong khi đó các nước giàu đang sử dụng các nguồn tài nguyên với mức độ mà trái đất không thể nào duy trì và đáp ứng cho toàn nhân loại. Những mong muốn ngày càng gia tăng ở khắp nơi đã tạo ra gánh nặng cho trái đất  và sẽ đòi hỏi mọi người phải có những giải pháp hiệu quả hơn, “xanh hơn” để tất cả mọi người đều có một cuộc sống tốt hơn.

Tương lai của tất cả chúng ta phụ thuộc vào lượng khí thải nhà kính đồng thời chúng ta cần giảm việc tiêu dùng quá mức. Công bằng xã hội và tốc độ tăng dân số chậm hơn sẽ giúp chúng ta thực hiện được các giải pháp chung mà chúng ta đưa ra.


HIỆN TRẠNG

Nửa tỷ người giàu nhất thế giới (chiếm khoảng 7 phần trăm dân số thế giới) chính là những người phải chịu trách nhiệm cho một nửa lượng khí thải dioxide carbon của thế giới – yếu tố chính tạo ra sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Nửa nghèo nhất chỉ tạo ra 7 phần trăm lượng khí thải [i].

Khí thải carbon dioxide của một người ở Hoa Kỳ ngày nay tương đương với lượng khí thải của 4 người Trung Quốc, 20 người Ấn Độ, 30 người Pakistan, 40 người Nigeria hay 250 người Ethiopia.[ii]
Nhìn chung, Hoa Kỳ là nước tiêu dùng lớn nhất thế giới nói chung: để duy trì lối sống của một người Mỹ trung bình cần sử dụng tất cả các nguồn lực có thể từ 21 mẫu đất (9,5 ha). Con số này đối với Đức là 10 mẫu (4,2 ha), trong khi người Ấn độ và hầu hết người dân Nam Phi chỉ cần chưa tới 2,2 mẫu (1 ha). Con số trung bình trên thế giới là 4,8 mẫu (2,2 ha) [iii].

 Trên thế giới, khoảng 884 triệu người chưa được tiếp cận với nước uống an toàn, và 2,6 triệu người chưa được tiếp cận với các dịch vụ vệ sinh cơ bản ví dụ như nhà vệ sinh. [iv]
 
Với mục đích tìm kiếm sự an toàn tại những khu vực xung đột hoặc thiên tai, có công ăn việc làm có thu nhập hay chỉ đơn thuần là tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn đã khiến 214 triệu người di cư sang sinh sống ở những quốc gia khác trong số đó 49 phần trăm người di cư là phụ nữ. [v]

XU HƯỚNG

Lượng nước tiêu thụ bình quân tăng nhanh gấp đôi mức tăng của dân số thế giới. Trong hai mươi năm tới nhu cầu về nước sạch của con người sẽ tăng 40% so với nhu cầu hiện tại. [vi]
Từ năm 1970 đến năm 2008, tiết kiệm ròng về tài chính đã qua điều chỉnh của thế giới giảm hơn một nửa (từ 19 phần trăm tổng thu nhập quốc dân xuống còn 7 phần trăm) trong khi tổng lượng phát thải khí carbon dioxide (loại khí thải nhà kính chính gây ra thay đổi khí hậu) lại tăng hơn gấp đôi [vii].
Khoảng 17.000 loài thực vật và động vật hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng do mất môi trường sống, do bị các loài xâm lấn, do tốc độ tiêu thụ cao, do ô nhiễm và thay đổi khí hậu mà chưa được giải quyết tận gốc. [viii].
Mất đa dạng sinh học làm giảm anh ninh lương thực của con người, khiến cách loài còn lại có nguy cơ bệnh tật và tuyệt chủng lớn hơn do thiên tai, và giảm các nguồn có thể tạo ra những đột phá mới về y học và khoa học.


TỶ LỆ SINH THẤP VÀ TUỔI THỌ CAO HƠN DẪN TỚI MỘT THÁCH THỨC MỚI CHO TOÀN THẾ GIỚI: GIÀ HÓA DÂN SỐ

Kết quả của việc mở rộng kế hoạch gia đình cho phép con người lựa chọn quy mô gia đình nhỏ hơn và khi con người sống lâu hơn nhờ những đột phá trong y học và tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thì tỷ lệ người cao tuổi sẽ tăng ở hầu hết khắp mọi nơi.

Đây là một câu chuyện thành công có ý nghĩa lớn trên toàn cầu, nhưng nó cũng đặt ra các thách thức mới liên quan đến tăng trưởng kinh tế, chăm sóc sức khỏe và an sinh cá nhân cho bản thân người dân khi họ về già

Tỷ lệ những người đang trong độ tuổi lao động thấp hơn so với số lưng người cao tuổi hoặc dân số trẻ phụ thuộc có thể gây ra sự chênh lệch cấu trúc xã hội kinh tế. Khi tỷ lệ sinh giảm xuống dưới mức sinh thay thế thì có thể dẫn tới hiện tượng thiếu lao động vì số người nghỉ hưu hàng năm dần dần sẽ vượt quá số lượng người mới bước vào thị trường lao động.

Tuy nhiên, lao động
cao tuổi khỏe mạnh đặc trưng cho một nguồn vốn về con người mà chưa được xem xét. Khi lực lượng này tiếp tục làm việc trong lực lượng lao động, người cao tuổi có thể đóng góp nhiều hơn cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Điều này đòi hỏi phải cân nhắc lại về cách thức thu xếp công việc, gia đình và vấn đề thể chế.

Già hóa Dân số xảy ra đặc biệt rõ rệt châu Á, châu Âu và châu Mỹ Latinh. Trong khi nhiều nước phát triển tỷ lệ người cao tuổi lớn hơn nhưng các quốc gia đang phát triển lại đang già hóa với tốc độ nhanh hơn và các quốc gia này có ít thời gian chuẩn bị hơn để đối phó với vấn đề này.

HIỆN TRẠNG
Tuổi thọ bình quân hiện tại đang ở mức cao nhất từ trước tới nay với 69 tuổi (67 đối với nam, 71 đối với nữ). Nhưng sự chênh lệch giữa các khu vực rất lớn: từ 54 tuổi ở các khu vực cận Sahara, Châu Phi (53 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ) đến 80 tuổi Bắc Âu (77 tuổi đối với nam, 82 tuổi đối với nữ) [i].
Số người trên 60 tuổi trên toàn thế giới đã tăng lên đều đặn. Năm 1980 có 348 triệu người trên toàn thế giới tuổi từ 60 trở lên.
Hiện nay con số này đã tăng gấp đôi với 893 triệu người. Đến năm 2050, dự kiến con số này sẽ tăng lên đến 2,4 tỷ người. [ii]

Trước đây những người sống tới 80 tuổi hoặc trên 80 tuổi rất hiếm nhưng ngày nay nhóm người cao tuổi là nhóm tăng nhanh nhất trong số các nhóm dân số trên thế giới. [iii] Người già cần sử dụng một lượng lớn hơn các dịch vụ y tế và xã hội so với người trẻ tuổi.
             
Trong số các nước công nghiệp thuộc Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) nơi mà dân số cao tuổi hiện đang mối quan tâm lớn nhất, thì ¾ những người trong độ tuổi 24 - 49 hiện đang đi làm, nhưng chưa tới 60 phần trăm những người trong độ tuổi từ 50-64 hiện đang đi làm. [iv]

Bốn trong số năm người
cao tuổi tới tuổi nghỉ hưu không có thu nhập hưu trí hoặc không được thụ hưởng các chương trình của chính phủ. [v]

Luật pháp tại 61 quốc gia yêu cầu phụ nữ phải nghỉ hưu sớm hơn nam giới,
với sự khác biệt thường là 5 năm mặc dù tuổi thọ của phụ nữ cao hơn nam giới. Các nước này bao gồm Algeria, Áo, Italy, Panama, Liên đoàn Rus-Sian, Sri Lanka và Vương quốc Anh [vi].

XU HƯỚNG

các vùng phát triển hơn, cứ 4 người thì có 1 người hiện đang ở độ tuổi trên 60. Đến năm 2050, con số này sẽ là 1 trong số 3 người. Ở các quốc gia kém phát triển, cứ 20 người thì có 1 người hiện nay trên 60 tuổi, và đến năm 2050, con số này sẽ là 1 trong số 9 người [vii].

Đến năm 2050, số người trong độ tuổi lao động có thể hỗ trợ mỗi người từ 65 tuổi trở lên sẽ giảm một nửa, trên toàn thế giới [viii] điều này sẽ khiến chính phủ các nước phải gồng mình cung cấp hỗ trợ xã hội và cung cấp tài chính cho người tới tuổi nghỉ hưu.

Trong năm 1950, cứ 12 người trong độ tuổi lao động thì có một người trên độ tuổi 65 trên toàn thế giới. Hiện nay con số này là 7, vào năm 2050 rất có khả năng con số này sẽ chỉ là ba [ix].

Độ tuổi trung vị trên toàn thế giới (một nửa số người lớn tuổi hơn một nửa trẻ hơn) sẽ tăng từ 29 năm 2010 lên 42 vào năm 2100[x]. Nhưng sự khác biệt giữa các quốc gia rất lớn. Tuổi trung vị của Nigeria hiện đang thấp nhất thế giới, trong khi tuổi trung vị của Nhật Bản là 44,7.[xi]

Các chương trình khuyến khích người lao động cao tuổi – bao gồm cả việc chỉnh sủa lại mã thuế, cải cách hệ thống lương hưu, có hình thức khuyến khích đào tạo, các chương trình tín dụng nhỏ, bao cấp chăm sóc y tế và áp dụng thời gian làm việc linh hoạt.

HAI TỶ NGƯỜI TIẾP THEO SẼ SINH SỐNG Ở KHU VỰC THÀNH THỊ VÌ THẾ CHÚNG TA CẦN LẬP KẾ HOẠCH TỪ BÂY GIỜ .

Hầu hết sự tăng trưởng dân số trong tương lai trong vòng 40 năm tới sẽ tập trung ở các thành phố của các nước đang phát triển mà tại các quốc gia này chưa có sự chuẩn bị cho sự phát triển nhanh chóng như vậy. Chúng ta cần tiến hành lập kế hoạch từ bây giờ để có thể tận dụng được các lợi ích nhiều thành phố có thể mang lại.

Trong khi thành phố chính là nơi tập trung đói nghèo, thành phố cũng là nơi có những cách thức thoát đói nghèo tốt nhất. Các thành phố từ lâu đã được coi là các động cơ cho tăng trưởng kinh tế.
Các khu vực đông dân cư có thể trở nên một môi trường bền vững hơn so với các cộng đồng và nó cho phép việc cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả. – xem cho em câu này vì em không hiểu. Những ý tưởng, sự kết nối các hoạt động tại các thành phố thường mang lại các giải pháp cho các vấn đề mà nó tạo ra.

Đô thị hoá cũng đẩy nhanh xu hướng có quy mô gia đình nhỏ hơn mang lại nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ và thanh niên.


HIỆN TRẠNG
Năm 1960, cứ ba người thì có một người sống ở khu vực thành thị. Kể từ đó đến nay dân số đô thị đã tăng lên gấp bốn lần, hiện nay một nửa số dân đang sống tại các khu vực đô thị với 3,4 tỷ người. Tính tới năm 2045, sẽ có hơn hai trong ba người sẽ sống các khu vực đô thị và các khu vực cận thị [i].

21"siêu thành phố" với số dân 10 triệu hoặc trên 10 triệu người (chẳng hạn như Tokyo, Sao Paulo, Mexico City New York – đây là bốn thành phố lớn nhất) chỉ chiếm 9 phần trăm tổng dân số thành thị. Hầu hết người dân thành thị (52 phần trăm) đang sống tại các thành phố với số dân 500,000 người hoặc ít hơn.[ii] 

Hầu hết những người di cư tới thành phố vì lý do tìm kiếm các công việc tốt hơn với thu nhập cao hơn vì các ngành sản xuất, dịch vụ và công nghệ có xu hướng tập trung tại các thành phố: người ta cho rằng 80 phần trăm tổng sản phẩm quốc nội của thế giới được tạo ra từ khu vực đô thị [iii ]
Nhìn chung, khoảng 60 phần trăm sự phát triển đô thị là do sự tăng tự nhiên, với dòng di cư nông thôn ra thành thị và do sự phân loại lại đất đai giành cho những người còn lại.[iv]

Các chính phủ thường tập trung vào các biện pháp làm giảm các dòng di cư tới các thành phố lớn. Nhiều thành phố từ chối không cho phép cư dân các khu ổ chuột tiếp cận với quyền sử dụng đất hợp pháp, chính điều này tạo nên rào cản cho việc tiếp cận với các dịch vụ cơ bản như nước sạch, vệ sinh, điện, thu gom chất thải. Trong khi đó, mối đe dọa bị đuổi khiến người dân không muốn sửa sang nhà cửa.[v]


XU THẾ

Trong 10 năm qua, hơn 200 triệu cư dân cư trú tại các khu ổ chuột đã được tiếp cận được với nguồn nước đã được cải thiện, vệ sinh hoặc nhà ở kiên cố hơn và ít đông đúc hơn, và triển vọng thoát khỏi đói nghèo, bệnh tật mù chữ đã được cải thiện nhiều [vi].

Vào giữa thế kỷ này, dân số đô thị trên toàn thế giới sẽ bằng với tổng dân số của thế giới vào năm 2004[vii]

Hầu hết các thành phố của các nước đang phát triển sẽ tăng gấp đôi kích thước vào năm 2025 [viii].

Đến năm 2025, thế giới sẽ thêm tám siêu thành phố: năm siêu thành phố ở khu vực Châu Á, hai ở Châu Mỹ Latinh một ở Châu Phi. Hiện nay thành phố Tokyo là siêu thành phố lớn nhất với 36,5 triệu người sinh sống. [ix]
Trong giai đoạn từ năm 2009 tới năm 2050, dân số đô thị của châu Á sẽ tăng gấp đôi, từ 1,7 tỷ người đến 3,4 tỷ người. Dân số đô thị của Châu Phi sẽ tăng gấp ba, từ 399 triệu người đến 1,2 tỷ người  và dân số đô thị của châu Mỹ Latinh Caribbean sẽ tăng từ 462 triệu lên 648 triệu người. Trong khi đó cư dân thành phố của Châu Âu sẽ tăng từ 531 triệu lên 582 triệu người và cư dân thành thị ở khu vực Bắc Mỹ tăng từ 285 triệu người lên 404 triệu người [x].
Hơn 10 năm qua, tỷ lệ dân số sống ở đô thị trong những khu nhà ổ chuột của các nước đang phát triển đã giảm đi đáng kể: từ 39 phần trăm năm 2000 xuống 33 phần trăm trong năm 2010. Tuy nhiên, xét về con số tuyệt đối, số lượng người sống tại các khu nhà ổ chuột tại các quốc gia đang phát triển thực tế đang tăng lên và sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai
.[xi



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét